Cách Trồng Lan Đuôi Chồn Tại Nhà Đơn Giản Nhất

Lan đuôi chồn làm cho những người yêu lan mê mệt với vẻ đẹp độc lạ đi chung với hương thương thoang thoảng. Nhưng lan đuôi chồn cũng khá dễ nhầm lẫn với các loại lan như lan đuôi cáo, lan ngọc điểm…. vì vậy nên cũng rất khó để chọn đúng giống lan mình cần tìm. Do đó, K69Decor sẽ chia sẻ bài viết sau giúp bạn có thêm kinh nghiệm cũng như cách trồng lan đuôi chồn tại nhà đơn giản nhất.

Đặc điểm Lan đuôi chồn

Phong lan đuôi chồn có danh pháp khoa học là Rhynchostylis Retusa, và có tên gọi khác là lan sóc ta. Nhiều người thường nhầm lẫn lan đuôi chồn với một số giống lan khác, đó là: lan đuôi cáo (Aerides Rosea), lan sóc lào (Aerides Multiflora) và lan ngọc điểm (Rhynchostylis Gigantea), nhưng thực chất chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Là loại lan có khả năng sống lâu, với thân đơn có chiều cao trung bình từ 50cm – 100cm. Chiều dài lá khoảng 20 – 40cm, rộng khoảng 2 – 3cm, hình dạng xếp khép chữ V và phần đầu lá chia 2 thùy hơi nhọn. Lá của lan đuôi chồn thường dày, cứng cáp, mặt dưới có các sọc trắng mờ chạy dọc và màu nhạt hơn mặt trên.

Rễ khá dài và to, mọc từ nách lá và giữa thân. Đầu rễ mới thường là màu xanh trắng hoặc xanh tím, sau đó có màu trắng đục.

Hoa có đặc điểm rất ấn tượng, cánh hoa màu trắng có nhiều chấm tím, lưỡi hoa tím toàn bộ. Bởi vì màu sắc khá đặc trưng này mà loài lan này còn được gọi là lan đuôi chồn tím. Hoa mọc thành từng chùm từ nách lá, mỗi chùm có chiều dài khoảng 25 – 30cm. Chùm hoa có hình dáng thuôn dài và nhỏ dần về phía đỉnh, nhìn xa sẽ rất giống như đuôi của con chồn.

Lan đuôi chồn với chuỗi hoa dài
Lan đuôi chồn với chuỗi hoa dài

Cách trồng lan đuôi chồn

Giống hoa đuôi chồn

– Cách chọn giống:

Thông thường, người ta có 2 cách chọn giống đó là chọn cây đã được trồng thuần hoặc từ cây lan đuôi chồn rừng. Đối với những cây đã trồng thuần, cây giống phải to khỏe, nhiều rễ và không có dấu hiệu sâu bệnh.

Đối với những cây lan đuôi chồn rừng, thì nên chọn lọc những cây không sâu bệnh, không bị dập nát, thối hỏng ngọn, còn nguyên vẹn lá và còn ít rễ cứng. Cây giống được chọn phải thẳng và cứng cáp thì mới dễ tạo thế và dễ ghép vào giá thể.

– Xử lý giống mới mua:

Nếu mua giống lan đuôi chồn từ cây đã trồng thuần, thì bạn phải đem treo lên nơi thoáng mát. Khoảng 1 – 2 ngày đầu không được tưới nước, sau đó thì tưới trở lại hoặc nếu cây hơi héo thì phun sương giữ ẩm cho cây.

Những cây lan đuôi chồn rừng làm giống thì bạn phải xử lý thêm nhiều bước hơn. Nếu cây nhiều rễ hoặc rễ dài thì bạn cắt bớt đi để tránh khi ra rễ phụ yếu và xấu. Sau đó, ngâm cây vào nước vôi trong hoặc thuốc Physan liều lượng 1ml/1 lít nước khoảng 15 phút để xử lý nấm bệnh.

Treo ngược cây lan đuôi chồn giống ở nơi khô thoáng, có mái che tránh mưa nắng và phun sương cấp ẩm hàng ngày. Cứ cách khoảng 5 – 7 ngày thì phun thuốc kích rễ được pha chế với liều lượng 12 giọt B1 và 8 giọt Atonik trong 1 lít nước. Khoảng 15 – 20 ngày sau khi treo ngược, khi cây giống mọc rễ mới thì có thể đem trồng.

Lựa chọn giống và xử lí giống lan đuôi chồn
Lựa chọn giống và xử lí giống lan đuôi chồn

Giá thể trồng lan đuôi chồn

Giá thể gỗ, vỏ thông, than củi, đá bọt, viên đất nung,… các bạn hãy xử lý diệt nấm trước khi trồng.

Nếu trồng chậu, chamlan.com khuyên các bạn nên dùng chậu gỗ hoặc chậu đất nung đều được. Chậu nhựa chỉ thích hợp cho nhà vườn giúp tiết kiệm chi phí, dễ vận chuyển và tiết kiệm không gian trồng cây. Do vậy nếu bạn trồng cây để chơi lâu dài nên sử dụng chậu gỗ là tốt nhất.

Nếu trồng gỗ lũa, bạn nên xử lý bằng nước vôi trong trước khi tròng cây.

Trồng lan đuôi chồn vào chậu

Trước khi trồng, bạn nên sử dụng một miếng xốp nhỏ đặt dưới đáy chậu rồi đổ hỗn hợp giá thể khoảng 2/3 chậu. Xới một hố nhỏ ở giữa, đặt lan đuôi chồn vào và dùng dây thép để cố định cây. Phủ một lớp giá thể kín gốc cây và rải thêm một ít dớn lên bề mặt. Sau đó, tưới ẩm thường xuyên và chăm sóc cây.

Lan đuôi chồn dược trồng trong chậu
Lan đuôi chồn dược trồng trong chậu

Cách ghép lan đuôi chồn vào gỗ

Cách ghép lan đuôi chồn cũng khá đơn giản. Trước tiên, bạn buộc một lớp dớn mỏng vào thân gỗ ghép. Tiếp theo, đặt cây lên ghép, cố định rễ cây bám hết vào phần dớn. Sau đó, đặt thêm một lớp dớn khác phủ lên phần rễ đã buộc vào gỗ ghép.

Lưu ý, để cách trồng phong lan đuôi chồn hiệu quả bằng ghép gỗ, bạn nên sử dụng dây thép bọc nhựa để cố định cây. Đồng thời, ghép cây sao cho cây song song với mặt đất hoặc trúc đầu xuống đất để chúng sinh trưởng tốt, tránh bị ứ đọng nước hay sương ở ngọn và tạo vẻ đẹp tự nhiên.

Chế độ chăm sóc lan sóc ta sớm ra hoa

Ánh sáng và nhiệt độ

Sau khi trồng, bạn phải đặt lan đuôi chồn ở những nơi có không khí khô ráo và thoáng mát. Loài hoa này ưa ánh sáng và độ thông thoáng cao. Nên trồng cây dưới một lớp lưới đen để bảo vệ cây khỏi ánh nắng mặt trời trực tiếp và mưa gió. Điều này có tác dụng giúp cây không bị cháy lá do nắng, ngăn ngừa được sự dập lá bởi mưa nặng hạt và cây sinh trưởng tốt hơn.

Đặc biệt, cây phong lan đuôi chồn phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ từ 15 – 30 độ C và độ ẩm khoảng 25%.

Lan đuôi chồn được chăm sóc đúng kỹ thuật
Lan đuôi chồn được chăm sóc đúng kỹ thuật

Bón phân sao cho hiệu quả

Thời điểm bón phân lý tưởng cho cây là buổi sáng sớm hoặc chiều mát, khi không có nắng gắt. Không được để phân bón đọng lại trên lá vì sẽ dẫn đến hiện tượng úng lá. Mỗi đợt bón phân phải cách nhau khoảng 5 – 7 ngày.

Theo chia sẻ của chuyên gia trồng lan, có 3 giai đoạn cần bón phân cho lan đuôi chồn với liều lượng khác nhau:

Thời kỳ cây mới trồng: bón B1 kết hợp với phân NPK 30/10/10 và TE liều lượng 1/3 hướng dẫn sử dụng.

Thời kỳ cây cứng cáp và phát triển mạnh: bón B1 cùng với NPK 20/20/20 và TE liều lượng 2/3 hướng dẫn sử dụng.

Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa: bón NPK 6/30/30 và TE liều lượng 2/3 hướng dẫn sử dụng.

Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng bạn có thể sử dụng phân trùn quế viên nén dành riêng cho lan để giúp cây phát triển tốt. Trên thị trường có sản phẩm phân trùn quế Sfarm viên nén đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng cho cây và an toàn với sức khỏe.

Phòng trừ sâu bệnh

Xử lý thuốc, lan cần được xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan.

Lan được xử lý với hỗn hợp thuốc là: B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, lan được ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc trong 5 phút

Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 15-20 ngày.

Cách chọn môi trường thuần hóa giúp lan đuôi chồn ra hoa: Đối với loài lan Đuôi chồn thì môi trường tốt cho thuần hóa là môi trường thoáng gió, độ ẩm cao > 80% . Ánh sáng tốt nhất là ánh sáng tán xạ, 50-60% ánh sáng tự nhiên.

Lan đuôi chồn không bị sâu bệnh
Lan đuôi chồn không bị sâu bệnh

>>> Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc lan giả hạc

Tưới nước

Bạn sử dụng bình phun sương để tưới nước hàng ngày cho cây. Mỗi ngày, tưới nước đều đặn khoảng 1 – 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa thì giảm lượng nước xuống và chỉ tưới khi giá thể khô. Khi tưới thì bạn nên chú ý bẹ lá không bị đọng nước quá lâu khiến lá hỏng và rụng.

Qua bài viết này, K69Decor hy vọng bạn đã hiểu rõ đặc điểm nhận biết cũng như kỹ thuật trồng và cách chăm sóc lan đuôi chồn tại nhà đơn giản và hiệu quả. Chúc bạn trồng thành công những cây lan đuôi chồn cho hoa rực sắc và khỏe mạnh.

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0363857134