Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lồng Đèn Nở Lung Linh

Hoa lồng đèn là hoa nhỏ nhắn, xinh xắn được rất nhiều người yêu thích. Với vẻ đẹp và hình dạng độc đáo của mình, loài hoa này nổi bật hẳn so với các loài hoa khác và có thể thu hút ánh nhìn của bất kì ai. Tuy dễ trồng nhưng nhiều người vẫn mắc nhiều sai lầm và không giữ chúng được lâu, hãy để K69Decor tư vấn đến bạn cách trồng và chăm sóc hoa lồng đèn ra hoa lung linh. Cùng theo dõi chi tiết đến cuối bài viết này nhé!

Nguồn gốc và phân bố của hoa lồng đèn

Hoa lồng đèn có tên khoa học là Fuchsia X Hybrida, có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ và được những người dân bản địa nơi đây rất ưa chuộng, thường sử dụng để trồng làm cảnh trước hiên nhà.

Đặc điểm nổi bật của hoa lồng đèn là dạng cây bụi, với chiều cao vào khoảng 80 – 100cm và có nhiều nhánh. Khi còn non, thân của loài hoa này có màu xanh và chuyển dần sang nâu đỏ khi cành đã cứng cáp. Chúng thường được trồng vào những chậu treo nhỏ để thân phát triển lan xuống xung quanh, và chúng sẽ mọc hoa tại các nách lá nên số lượng là tương đối nhiều.

Hoa lồng đèn
Hoa lồng đèn

Có khoảng gần 100 loài thuộc giống hoa đăng Fuchsia, tức cùng họ với hoa đèn lồng. Chính vì vậy, đây là loài hoa có hình dáng bên ngoài và màu sắc cực kỳ ấn tượng, phong phú: Với dòng Fuchsia Gracilis có xuất xứ từ Mexico thì hoa thường có màu đỏ hồng và khá nhỏ, còn được biết đến tại Việt Nam với tên gọi cây tiểu hoa đăng; Dòng Fuchsia Macrostemma lại có hoa mọc đôi màu hồng nên thường được gọi là hoa đăng kép,…

Loài hoa này có lá hình xoan, khá dày và nhỏ. Khi nở rộ, những bông hoa nhìn không khác gì những chiếc lồng đèn xinh xắn được treo cao vào những dịp lễ hội. Bên cạnh đó, nhiều dòng hoa đèn lồng cho hình dáng bông hoa y hệt một thiếu nữ đang ướm lên những chiếc váy xinh đẹp đầy màu sắc và tung tăng nhảy múa giữa đất trời… Chính vì vậy, đây là một loài hoa trồng làm cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.

Ý nghĩa của hoa lồng đèn

Màu sắc sặc sỡ và đẹp mê hồn của hoa Lồng Đèn, lại nở đúng dịp cận tết nên chúng mang ý nghĩa của bình an, may mắn và thịnh vượng. Nhiều gia đình chọn hoa Lồng Đèn để chưng tết nhằm cầu mong một năm mới viên mãn, nhiều điều mới và thuận lợi trên đường công danh của các thành viên trong gia đình.

Lồng Đèn hay Hoa Đăng như một biểu tượng ánh sáng, của niềm tin và hi vọng. Khi hoa Đăng thắp sáng bầu trời đêm thì cũng là lúc chúng mở ra cho con người một góc nhìn mới, tư duy mới về cuộc đời, chúng chứng minh rằng cuộc sống luôn có một lối thoát chờ sẵn mà chúng chính là những người dẫn đường sáng suốt.

Vẻ đẹp của hoa lồng đèn
Vẻ đẹp của hoa lồng đèn

Phân loại hoa lồng đèn hiện nay

Theo nghiên cứu, trong tự nhiên có hơn 100 loại hoa lồng đèn. Chúng có khả năng sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc khi trồng chậu và sự đa dạng về hình thái, màu hoa và được chia thành 4 loại phổ biến trong nước ta: 

Hoa lồng đèn Swingtime (Fuchsia swingtime): Là loại hoa cánh kép, các chùm hoa trắng cùng những cánh mềm mại xếp ly độc đáo và được bao bọc bởi cánh màu đài đỏ. Chúng cho hoa liên tục suốt mùa và có mùi hương thu hút chim ruồi. Thân cây dài mềm rũ là một ưu điểm để kết hợp với các thùng chứa và giỏ treo.

Hoa lồng đèn Army Nurse (Fuchsia Army Nurse): Thuộc giống cây bụi cứng, dáng mọc thẳng đứng. Những cánh hoa bán kép có màu tím sẫm xếp lớp và cánh đài đỏ phía ngoài uống công khi hoa nở. Là loại cây phù hợp để trang trí tiểu cảnh ngoài vườn và trồng chậu.

Hoa lồng đèn - Fuchsia
Hoa lồng đèn – Fuchsia

Hoa lồng đèn Rapunzel (Fuchsia Rapunzel): Bụi hoa vân anh có kích thước nhỏ gọn, mọc rũ và leo theo lối. Ngọn nhánh là những bông hoa đơn lẻ màu xanh hoa cà với cánh đài xoắn màu trắng hồng. Thường cho hoa vào mùa hè và thích hợp trồng chậu treo để rũ hoa theo gió.

Hoa lồng đèn Phyllis (Fuchsia Phyllis): Giống hoa vân anh có thận cứng và dáng thẳng đứng. Hoa đơn hoặc bán kép, với cánh đài màu đỏ hồng và cánh hoa màu đỏ đậm hơn. Trồng ở nơi có mái che tránh gió lạnh mùa đông và có rễ mọc dày phủ thành một lớp vào mùa thu. 

Đặc điểm của hoa lồng đèn

Đặc điểm hình thái

Hoa lồng đèn có cả hai loại là dạng cây bụi và dây leo, loại thân bụi với chiều cao trung bình khoảng 40 – 100cm, trong điều kiện thời tiết thích hợp, bụi cây có thể cao lên tới 2m, còn đối với lồng đèn dây leo, cây có thể leo cao từ 1 – 3m và có nhiều cành nhánh.

Khi cây còn non, thân của loài hoa này có màu xanh và chuyển dần sang nâu đỏ khi cành đã cứng cáp, trưởng thành.

Khi nở rộ, những bông hoa có đa dạng màu sắc từ hồng, đỏ, vàng, trắng đến xanh tím, mép nguyên, mọc đối xứng, nhìn không khác gì những chiếc lồng đèn xinh xắn được treo lủng lẳng vào những dịp lễ hội. Đặc biệt, lồng đèn có hoa mọc ra từ nách lá nên số lượng hoa khá nhiều mỗi mùa nở rộ. Chính vì vậy, đây là một loài hoa trồng làm cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.

Hoa lồng đèn đẹp
Hoa lồng đèn đẹp

Điều kiện sinh trưởng

Cây hoa lồng đèn dễ thích nghi môi trường mới. Khả năng kháng sâu bệnh tốt và có thể trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. 

Hoa lồng đèn sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. Ngưỡng nhiệt độ thích hợp là 15-26oC cây phát triển tốt, trong khi ngưỡng sinh trưởng ở mốc 35oC trở lên hoặc thấp hơn 5oC.

Cây chỉ ưa sáng nhẹ và dễ cháy lá dưới ánh nắng gắt, chúng cần được treo trong bóng râm hoặc dưới lưới che trong ngày hè. Về dinh dưỡng, tùy vào giai đoạn phát triển và thời tiết để tưới phân cho cây và có thể kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng. Vào mùa hoa nên tăng cường phân để hoa to đẹp, lâu tàn và với các gốc già lâu năm khi ngừng sinh trưởng thì không nên bón phân.

Chuẩn bị trồng hoa lồng đèn

Thời gian trồng

Tùy vào đặc điểm vùng miền để bố trí thời gian trồng hoa vân anh phù hợp. Ở các khu vực khí hậu mát mẻ như tây nguyên và miền bắc nên trồng vào cuối thu, từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau theo dương lịch.Đất trồng

Sự phát triển của hoa lồng đèn phụ thuộc nhiều vào đất trồng, chúng cần được sinh trưởng trong đất giàu dinh dưỡng hữu cơ, tơi xốp với pH 6 và giữ ẩm tốt. Người có kinh nghiệm đều thích sử dụng sản phẩm đất sạch hữu cơ Sfarm, bởi 100% nguồn nguyên liệu hữu cơ sạch, được xử lý vi sinh an toàn và được phối trộn theo tỉ lệ phù hợp với các loại hoa chậu.

Thời gian trồng hoa lồng đèn
Thời gian trồng hoa lồng đèn

Hoặc bạn có thể tham khảo cách tự phối trộn đất theo công thức: 5 đất + 3 giá thể + 2 phân bón. Sử dụng đất mục hoặc đất cát để rễ cây dễ đâm sâu vào đất. Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, viên đất nung Sfarm,… dễ tìm ở các cửa hàng cây cảnh. Phân bón nên là loại hữu cơ như phân trùn quế Sfarm hoặc các loại phân chuồng hoai mục giúp cây dễ hấp thu.

Chậu trồng hoa lồng đèn dạng thông thường hoặc giỏ treo đều được, có nhiều kiểu dáng và chất liệu như chậu đất nung, chậu nhựa hay sành sứ,… Nên chọn chậu treo có kích thước 20 – 30cm và tùy vào số lượng hoa bạn muốn trồng để chọn chậu đứng.

Vị trí trồng

Hoa lồng đèn thích được đặt nơi đón được nắng sớm, thông thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể trang trí ở bạn công, phòng khách, bàn làm việc hay quán cafe,… Nếu trồng trong nhà, thì nên cho cây phơi nắng sáng 3 – 4 ngày/tuần hoặc chọn vị trí có nắng khuếch tán như cửa kính, cửa sổ là được.

Hoa lồng đèn
Hoa lồng đèn

Giống hoa lồng đèn

Giống hoa lồng đèn đa dạng nhiều màu, nhưng phổ biến nhất hai tông màu chủ đạo hồng và đỏ, tùy vào sở thích để chọn dạng rủ treo hoặc bụi đứng. Có thể nhận giống bằng hạt hoặc giâm cành.

Hạt giống cần có nguồn gốc rõ ràng hoặc mua ở các cửa hàng cây giống chất lượng, uy tín và cần kiểm tra kỹ bao bì cũng như hạn sử dụng. 

Với cành dùng để nhân giống, thì bạn nên chọn từ cây mẹ đang phát triển tốt và dùng kéo bén cắt dứt khoát (vết cắt liền, không làm tưa, xước thân) ở các cành gần gốc, thì sức phát triển sẽ tốt hơn cành non.

Giống hoa lồng đèn đẹp
Giống hoa lồng đèn đẹp

Cách trồng hoa lồng đèn

Quá trình gây giống cây hoa đèn lồng không khó khăn và chủ yếu bằng cách dăm cành nhân giống. Vì đây là loại cây kiểng không rụng lá và có thể cho hoa quanh năm, bạn muốn nhân giống bằng phương pháp dăm cành thì không thể cắt cành trên cây mẹ quá nặng tay làm giảm đi nhiều cành tơ, làm hỏng thân cây và giảm số lượng hoa của những kỳ sau. Bởi vậy khi tỉa cành, cây bớt rậm bạn cần chọn cành tơ và non mà cắt thành từng đoạn ngắn tầm một ngón tay để làm cành dăm thì rất có lợi.

Khoảng 60 ngày thì cành dăm đã có rễ mạnh và đem ươm tiếp vào chậu hay bầu nylong cho tăng trưởng thêm. Tiếp theo vài tháng sau khi cây trưởng thành thì cây hoa lồng đen sẽ bắt đầu cho hoa.

Cách chăm sóc hoa lồng đèn

Tưới nước

Loại cây này luôn cần ẩm ướt vậy nên cần tưới nhiều nước vào những thời kì như vào những lúc điều kiện ánh sáng ít hay nhiệt độ quá cao.

Bón phân

Hoa lồng đèn phát triển nhanh và cần nhiều dinh dưỡng cho những đợt hoa liên tục, nên cần bổ sung nhiều dinh dưỡng bằng phân bón.

Cây dễ chết nếu bón phân nặng, nhưng lại hấp thụ khá tốt các loại phân hữu cơ như phân trùn quế Sfarm hoặc các loại phân gà, bò, cá,… đã được ủ vi sinh hoặc ủ hoai mục. Bạn cũng nên kết hợp với phân vô cơ như NPK 20-20-20, NPK 18-18-6,… và hãy nhớ áp dụng theo nguyên tắc “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, để cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu và giúp cây phát triển tối ưu nhất.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa lồng đèn
Hướng dẫn cách chăm sóc hoa lồng đèn

Sau 15-20 ngày trồng và cây bắt đầu phát triển thân lá, nhánh thì tiến hành pha loãng phân với liều lượng bằng ½ nồng độ khuyến cáo trên bao bì, rồi  tưới theo định kỳ 14 ngày/lần. Vào giai đoạn ra hoa thì giảm còn 7-10 ngày/lần tưới, nhưng nếu sử dụng phân bón lá thì nên tưới xen kẽ và tăng khoảng cách bón phân cho rễ lên 14-18 ngày/lần.

Lưu ý, cần tưới ẩm nước trước khi sử dụng phân để giữ ẩm và giúp cây dễ hấp thu hơn. Tránh tưới phân vào lúc trời nắng gắt dễ làm cây bị sót phân và nên bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng như: B1, B9, Ethephon, Ancymidol,…

>>> Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân lượng

Phòng trừ sâu bệnh

– Cây hoa lồng đèn ít bị sâu bệnh gây hại, có gây hại cũng không đáng kể chủ yếu sử dụng phương phát thủ công để phòng trừ sâu bệnh là chính. Nhưng thường thối nhũn gốc, hư rễ, thối thân do tiếp xúc với nước quá nhiều hoặc do quá ẩm thấp. Vì vậy nên trồng cây nơi thoáng gió, đất phải thật thoát nước, nhiều ánh sáng nhưng tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.

– Nên lưu ý không để cây dầm mưa lâu ngày làm dập nát và thối rễ gây chết cây.- Một số đối tượng sâu bệnh hại cần lưu ý hại cây như bướm trắng, rầy mềm, nhện đỏ làm xoăn lá…nếu trồng với số lượng không nhiều thì chỉ cần theo dõi bắt thủ công, không cần phun thuốc phòng trừ.

– Cây hoa lồng đèn đôi khi nhiễm bệnh rỉ sắt. Nguyên nhân chính là cây con nhiễm từ quá trình nhân giống không sạch bệnh từ cây mẹ. Chính vì vậy khi chọn cây giống cần lưu ý sạch bệnh. Trong trường hợp cây nhiễm bệnh thì cần làm cây thoáng khí, đặt các cây với khoảng cách thích hợp và giữ gìn về sinh cây cho tốt, thu dọn các lá bệnh đi tiêu hủy, tránh lây lan sang cây khác.

Với những chia sẻ của K69Decor hy vọng có thể giúp mọi người có thêm hiểu biết về loài hoa lồng đèn. Đặc biệt, có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm bón hoa một cách hiệu quả nhất để có cho mình những cây hoa tuyệt đẹp !

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0363857134