Bí quyết chăm sóc đào sau Tết hiệu quả nhất

Từ lâu, đào đã trở thành loại hoa mang đặc trưng, duyên dáng và không thể thiếu trong mỗi dịp xuân đất Bắc. Tuy nhiên, sau những ngày Tết rộn ràng, rất nhiều gia đình vì không biết cách chăm sóc mà phải bỏ đi cây rất phí. Ta hoàn toàn có thể phục hồi và chăm sóc đào sau Tết để chuẩn bị cho mùa xuân năm sau rộn ràng không kém.

1/ Tại sao cần chăm sóc và phục hồi đào sau Tết?

Đào chưng Tết là lúc cây đưa ra nhiều lộc, ra nụ và nở hoa. Hoa phải duy trì trong một khoảng thời gian nhất định nên cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng cho giai đoạn này.

Nếu sau Tết, ta không chăm sóc và thực hiện các bước phục hồi cho cây. Cây đào dễ cạn dinh dưỡng, không ra nụ, suy kiệt và dẫn đến tình trạng cho hoa kém vào năm sau. Thậm chí, cây đào có thể chết.

2/ Thu gom cây đào sau Tết

Công việc thu gom những gốc đào sau khi chơi Tết thường bắt đầu từ mùng 10 và kết thúc sau đó khoảng 20 ngày. Nhưng để có thể “chọn” được những gốc đẹp, một số người sưu tầm đã “khởi hành” từ mùng 6, mùng 7. Hầu hết những người trồng đào đều lưu ý rằng: Phải chiết, ghép và trồng cây đào có thân cây to bằng cổ tay trở lên cần từ 2-3 năm, có thể đến 5, 6 năm.

Đi hái đào sau Tết không chỉ tiết kiệm được tiền mua giống mà còn không mất đất ươm cây giống, mỗi năm vẫn có những cây đào lớn để bán. Vì lý do này, các nhà vườn đang tận dụng đào để tạo thế ngày càng nhiều và đẹp hơn.

Thông thường, sau khi đưa gốc đào về vườn, bước đầu tiên là cây cần phải “hồi sinh”. Từng gốc đào sẽ được “hồi sinh” bằng cách để trong bóng râm, cắt bớt cành lá, tưới nước, vài ngày sau hạ đất xuống và cấy cây vào chậu. Cây cần vài tuần để phục hồi, sau đó là thời gian chăm sóc, cắt tỉa, hãm … tự nhiên. Tất cả các gốc đào, cam được thu hái sẽ phải củng cố tán hoặc phát triển cây mới đẹp hơn. Việc chăm sóc, cắt tỉa không tốn nhiều công sức vì cây đều ở trạng thái tốt và chuẩn bị ra trái. Sau một năm chăm sóc, sẽ có một cây đào cảnh đẹp đón Tết, bán được giá cao vào dịp Tết năm sau.

3/ Chuẩn bị trước khi trồng cây đào sau tết ra ngoài vườn

Trước khi đánh cây từ chậu ra ngoài đất hoặc sang chậu lớn hơn, cần kích thích hệ rễ cây. Giúp cây đủ sức thích nghi với điều kiện mới và hút dinh dưỡng. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng dinh dưỡng kích thích rễ, ta tiến hành mua về và sử dụng cho cây trước khi đánh ra từ 10-15 ngày. Orgamin hòa với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì để tưới ẩm bầu. Các chế phẩm này có thể giúp cho cây đào của bạn sinh trưởng, thúc đẩy ra bộ rễ mới thì khi trồng lại đào sẽ có khả năng sống cao hơn.

Khi chuyển hố sang bầu đất, bạn cũng có thể cho đào vào chậu hoa đào cũ nhưng hỗn hợp đất mới trong chậu nên thay bằng 3-4 phần đất, sau đó trộn với 1 phần phân trộn.

4/ Thay đất cho cây và tiến hành cắt tỉa

Sau khi chuẩn bị xong đất trồng, tiến hành bứng cây ra khỏi chậu và đặt vào chỗ trồng mới. Tránh thao tác quá mạnh gây ảnh hưởng nhiều đến hệ rễ của cây. Lưu ý không đánh tơi toàn bộ phần bầu cũ mà nên giữ lại một phần.

Sau khi trồng lại, tiến hành cắt tỉa lần đầu tiên. Đây là thao tác không thể thiếu kể cả khi trồng ra đất lẫn trồng trong chậu. Giúp cây phát triển lại phần thân lá để sang năm cho hoa đồng đều và chất lượng hoa như ý.

Nên cắt sâu vào các cành cấp một, lưu ý thế và dáng cây để tránh làm hỏng dáng cây. Cắt và tỉa cành ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây vào năm sau.

5/ Bón phân và chăm sóc đào sau Tết

Sau khoảng một tháng phục hồi, cây sẽ cho ra các chồi mới và phát triển hệ thân lá mới. Ta nên thường xuyên cắt cành và tạo tán cho cây. Đến khoảng tháng 6 Âm lịch thì việc cắt cành mới nên dừng.

Trong quá trình chăm sóc, định kỳ mỗi tháng bón Phân trùn quế SFARM giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Có thể bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm.

Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với phân trùn quế viên nén SFARM tùy cây lớn, nhỏ. Bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây. Tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.

6/ Kiểm soát sâu bệnh

Nếu nhện đỏ làm vàng lá đào của bạn và rụng lá, bạn có thể sử dụng Regent 800WG, Sokupi, v.v. Chúng cũng có thể bị rệp sáp phá hại, bạn có thể dùng thuốc Supracide để phòng trừ.

7/ Tạo tán, tạo thế đứng cho chậu hoa đào sau tết

Nên tạo tán liên tục 5 – 7 ngày / lần bằng cách kết hợp uốn và buộc các cành nhỏ lại với nhau hoặc tạo khung theo các vị trí đã định và cắt tỉa, loại bỏ những cành không mong muốn. Bạn cũng có thể kết hợp phương pháp khắc vảy lên thân đào để tạo vẻ cổ kính cho cây đào.

Với các bước phục hồi như trên, cây đào sau Tết sẽ có sức khỏe và phát triển thân lá tốt nhất chuẩn bị cho mùa Tết tiếp theo.

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 0363857134